tin tức - sự kiện


​   Được hoàn thiện và đưa vào vận hành từ tháng 11 năm 2010, trải qua gần 12 năm hình thành và phát triển, Giàn nén khí Rồng (GNR) đã luôn chứng tỏ được vai trò tiên phong mạnh mẽ trong phong trào SKSC&KHCN tại Xí nghiệp Khí (XN Khí) với những dấu ấn thành tích đáng tự hào.

   GNR là dự án do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Tổng công ty khí Việt Nam (PVGas) làm chủ đầu tư, Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro làm tổng thầu với tổng mức đầu tư gần 150 triệu USD. Theo thiết kế ban đầu, GNR có 02 tổ máy cao áp với công suất mỗi tổ là 450 ngàn m3/ngày đêm, nén khí từ 5 bar lên đến áp suất 109 bar cấp cho gaslift; 01 tổ máy nén thấp áp Booster với 500 ngàn m3/ngày đêm, nén khí từ 3.5 bar lên hơn 20 bar vận chuyển về giàn CCP; 01 máy phát điện chạy bằng turbine khí cấp điện cho toàn GNR và giàn RP3. Ngoài ra, còn có các hệ thống thiết bị phụ trợ, đo đếm khí thương mại, thiết bị an toàn và các thiết bị khác.

   Từ năm 2017, GNR được nâng công suất nén và cung cấp trên 1 triệu m3 khí gaslift cho hoạt động khai thác dầu tại mỏ Rồng- Đồi Mồi. Ngoài ra còn nén và vận chuyển hơn 300 ngàn m3 khí trung áp về giàn nén Trung Tâm (CCP), góp phần gia tăng thêm lượng khí nén cấp về bờ của Xí nghiệp khai thác các công trình khí (XN Khí).

   Những dấu ấn riêng mạnh mẽ trong hoạt động SKSC & KHCN

   Trước bối cảnh khó khăn phức tạp của điều kiện khai thác các mỏ dầu khí, sản lượng khai thác tiếp tục suy giảm, giá dầu biến động không ổn định, thị trường cung cấp dịch vụ, vật tư thiết bị phục vụ cho sản xuất tăng giá, đặc biệt trong năm 2020 – 2021, tình hình dịch bệnh Covid-19 lan rộng và diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng trực tiếp đến chuỗi sản xuất và cung ứng, để ứng phó kịp thời với những khó khăn thách thức nói trên, tập thể XN Khí nói chung và GNR nói riêng đã đoàn kết, nỗ lực, quyết tâm, chủ động triển khai thực hiện nhiều giải pháp đột phá, sáng tạo, phát triển mạnh hoạt động SKSC-KHCN, cải tiến và áp dụng được nhiều giải pháp kỹ thuật mới trong công tác vận hành, bảo dưỡng sửa chữa.

   Với tổng nhân lực là 46 người – ít nhất trong 3 giàn nén khí, GNR luôn nêu cao tinh thần cầu tiến, tích cực nghiên cứu khoa học dựa trên kinh nghiệm tích lũy của từng thành viên. Trong những năm qua, GNR luôn là tập thể dẫn đầu trong phong trào SKSC-KHCN của XN Khí.

   Về số lượng SKSC: Số lượng các ý tưởng sáng kiến được công nhận bởi cấp XN Khí và cấp Vietsovptro luôn vượt mức chỉ tiêu đề ra mỗi năm của giàn.

   Thống kê sáng kiến Giàn nén Rồng từ 2017 đến nay

Năm

Tổng số sáng kiến

Công nhận cấp Xí nghiệp khí

Công nhận cấp Vietsovpetro

2017

27

18

02

2018

12

10

02

2019

24

19

03

2020

14

11

04

2021

21

9

04

Đến Q2-2022

14

04 giải pháp hữu ích

08 Sáng kiến

Đang xem xét thêm

Đã nộp 03 đơn đăng ký SK mới​

    

   Về KHCN: Hàng năm, GNR luôn hoàn thành 1 chủ đề nghiên cứu khoa học, góp phần trực tiếp giải quyết các vấn đề quan trọng trong hoạt động sản xuất trên giàn.

   Các thành tích trên có được không chỉ bởi sự chỉ đạo, những động viên khích lệ cho phong trào SKSC-KHCN từ Ban lãnh đạo XN Khí, mà còn bởi những mục tiêu cụ thể, rõ ràng được xây dựng bởi lãnh đạo giàn cho từng nhóm ngành cụ thể và tinh thần cầu thị, tìm tòi sáng tạo của mỗi CBCNV trên giàn.

   Quyết tâm trong xây dựng mục tiêu phát triển hoạt động SKSC & KHCN

   Xuất phát từ môi trường làm việc trên các giàn nén khí tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro cao đồng thời từ những lợi ích thiết thực đối với sản xuất mà hoạt động SKSC & KHCN mang lại, tập thể GNR luôn chú trọng tạo động lực xây dựng muc tiêu phát triển hoạt động SKSC & KHCN nhằm:

     - Gia tăng mức độ an toàn cho con người và thiết bị trên giàn.

     - Duy trì độ sẵn sàng tin cậy, nâng cao hiệu quả của các tổ máy nén chính trên giàn. Giảm thiểu tối đa các sự cố gây dừng máy, dừng giàn ảnh hưởng đến sản xuất và thiết bị.

     - Tối ưu hóa tất cả các công việc liên quan hoạt động sản xuất trên giàn, góp phần thực hiện tốt nhất các nhiệm vụ, chỉ tiêu sản xuất được giao.

     -Kiểm soát tốt nhất tình trạng của các thiết bị trên giàn, đặc biệt là thiết bị Điện-TĐH.

     - Nghiên cứu các giải pháp tiết kiệm vật tư, nhân công, cải tiến năng suất lao động để áp dụng vào sản xuất, đặc biệt là trong bối cảnh giá dầu có nhiều biến động.

     - Rà soát, chi tiết hóa nội dung công việc bảo dưỡng sửa chữa. Tối ưu hóa thời gian cũng như nâng cao chất lượng bảo dưỡng sửa chữa các thiết bị.

     - Nghiên cứu các phương án để tối ưu hóa hệ thống thu gom, nén và vận chuyển khí tại mỏ Rồng; nâng cao chất lượng khí đầu vào giàn để giảm thiểu lượng chất lỏng, chất bẩn ảnh hưởng xấu đến máy móc, thiết bị trên giàn.

   Các giải pháp GNR đã thực hiện để luôn đi đầu trong phong trào SKSC & KHCN:

     - Đẩy mạnh triển khai tới tất cả các nhóm ngành trên giàn đọc, tìm hiểu các hệ thống công nghệ cũ và mới đan xen, phân theo từng chuyên ngành để tham khảo so sánh, tìm sự khác biệt. Từ đó, có thể học hỏi, đúc kết những kinh nghiệm, đưa ra những ý tưởng SKSC mới phù hợp để áp dụng vào thực tiễn sản xuất.

     - Hàng ngày, trong quá trình sản xuất, đưa ra các tình huống vận hành giả định, các vướng mắc để các nhóm ngành trên giàn cùng phân tích, xác định nguyên nhân, nghiên cứu đề xuất các giải pháp mới để kiểm soát và khắc phục.

     - Hàng tháng, lập báo cáo chi tiết về việc đưa ra các ý tưởng, đề xuất mới cũng như tiến độ thực hiện các ý tưởng SKSC đã đăng ký, phân công người tổng hợp, theo sát, thúc đẩy các nhóm tác giả trên giàn kịp thời thực hiện các bước.

     - Xây dựng các buổi học hỏi kinh nghiệm của cả 3 giàn nén khí và BMĐH cho các cá nhân đang nghỉ giữa ca ở bờ, bàn luận về những ý tưởng mới, vướng mắt gặp phải cùng hướng giải quyết để tìm ra phương thức tối ưu.

     - Truyền lửa, hướng dẫn động viên, khuyến khích các anh em trẻ tìm hiểu nghiên cứu khoa học, cố gắng phát huy hơn nữa phòng trào SKSC của Giàn nói riêng và của XN Khí, Vietsovpetro nói chung.

     - Phối hợp với thư ký hội đồng sáng kiến của XN Khí theo dõi tình trạng các sáng kiến đã gửi về bờ, thúc đẩy, bổ sung để hoàn thiện.

     - Tổ chức các kỹ sư, chuyên viên, trưởng các bộ phận hỗ trợ công tác viết và hoàn thiện các ý tưởng sáng kiến từ người lao động trên giàn.

     - Cập nhật cơ sơ dữ liệu cho các thiết bị trên giàn, nhằm tăng tính kiểm soát chất lượng, vòng đời thiết bị, cũng như phục vụ tốt cho việc đặt hàng. Từ đó, đưa ra những cải tiến hoặc đề xuất thay thế chủng loại thiết bị không phù hợp với các chế độ vận hành trên giàn (nếu có).

     - Tăng cường tuyên truyền, phổ biến và giao mục tiêu cụ thể cho từng bộ phận trên giàn nghiên cứu và triển khai thực hiện các ý tưởng sáng kiến. Mục tiêu chung của toàn giàn mỗi năm là đạt ít nhất 10 sáng kiến cấp XN Khí; 02 sáng kiến cải tiến cấp liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro.

     - Tổng hợp và phổ biến thông tin các chủ đề các ý tưởng SKSC đã có từ những năm trước cho các cán bộ công nhân viên trẻ hoặc mới, để học hỏi và áp dụng cho các thiết bị trên giàn nếu phù hợp, giảm thiểu thời gian tìm hiểu cũng như tránh đưa ra các ý tưởng, chủ đề trùng lặp.

     - Tăng cường đào tạo nội bộ bằng nhiều hình thức, đặc biệt chú trọng Training On Job để phát huy hết cái nhìn mới, ý tưởng mới của toàn tập thể nhiều người hơn về 1 vấn đề, về một ngành nghề.

     - Lãnh đạo giàn luôn chú trọng, động viên, khen thưởng kịp thời cho hoạt động SKSC-KHCN bằng các hình thức như: tuyên dương trước tập thể, thưởng KTY, thưởng kiêm nhiệm… cho mỗi đề tài ý tưởng sáng kiến, cải tiến hữu ích được hội đồng Sáng kiến của Giàn công nhận, mặc dù ý tưởng đó đang chờ Hội đồng Sáng kiến các cấp trên xét duyệt. Lấy tiêu chí về hoạt động SKSC như một tiêu chí ưu tiên cho các đợt xét duyệt danh hiệu cá nhân, tăng lương CBCNV trên giàn.

   Ứn​g dụng SKSC & KHCN vào hoạt động sản xuất trên GNR

   Các sáng kiến trên GNR không chỉ trực tiếp góp phần gia tăng mức độ an toàn cho con người và thiết bị trên giàn, mà còn giúp ổn định, tối ưu hoạt động sản xuất. Nhiều sáng kiến đã được áp dụng vào thực tiễn sản xuất trên GNR, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiêu biểu như:

     -                      Sáng kiến số 2930/VSP (năm 2021): Gia cố tăng độ cứng vững cho các phin lọc nhớt của bình tách V-802 tổ máy BCP-DGCP. Ưu điểm: Thuận tiện cho công tác BDSC: định tâm phin lọc, lắp đặt dễ dàng, bảo vệ an toàn cho thiết bị cơ khí bên trong bình tách nhớt V-802, rút ngắn thời gian dừng máy Bảo dưỡng sửa chữa; Hạn chế được hiện tượng xô lệch các phin lọc nhớt trong quá trình làm việc, giảm tổn hao nhớt và dừng máy bất thường để khắc phục sự cố; Các phin lọc luôn luôn được lắp cố định cứng vững, tăng hệ số làm việc an toàn của thiết bị; Chi phí thực hiện giải pháp thấp, dễ chế tạo, sử dụng các vật tư sẵn có trên giàn. Lợi ích kinh tế ước tính: 561.330.000 VNĐ.

     -                      Sáng kiến số 2932/VSP (năm 2020): Lắp đặt hệ thống giám sát nhiệt độ và độ ẩm tại các phòng trên DGCP. Ưu điểm: Với mục đích cần giám sát các thông số nhiệt độ, độ ẩm liên tục và đưa ra các cảnh báo kịp thời khi hệ thống thay đổi bất thường của nhiệt độ, độ ẩm gây ảnh hưởng tới hoạt động của thiết bị, thì cần 1 hệ thống giám sát các thông số trên để đưa ra cảnh báo. Từ việc thiết kế, bản vẽ cũng như lập trình và lắp đặt các thiết bị đều được đội ngũ kỹ sư, chuyên viên trên giàn thực hiện. Hệ thống giám sát nhiệt độ, độ ẩm là một hệ thống độc lập khi hoạt động không ảnh hưởng tới hệ thống điều khiển của giàn. Do thiết kế bằng bo mạch nên giá thành rất thấp ta có được một hệ thống giám sát liên tục đưa ra các cảnh báo kịp thời. Nếu so với chi phí để thiết kế và lắp đặt cho hệ thống các thiết bị công nghiệp thì coi như không đáng kể. Giá trị tiết kiệm được sau khi thực hiện giải phàp cải tiến kỹ thuật: 435.000 USD.

     -                      Sáng kiến số 2754/VSP (năm 2019): Lắp đặt thêm đường hồi nhớt về bình Top Up V-904 cho van điều khiển tải Slide Valve tổ máy BCP-RP3. Sáng kiến phù hợp với điều kiện sản xuất thực tiễn, góp phần khắc phục các lỗi xảy ra trong quá trình thiết kế, lắp đặt và chạy thử tổ máy Booster compressor trên giàn RP3. Việc đưa ý tưởng này vào sản xuất mang lại tính an toàn cao và sớm đưa tổ máy Booster compressor trên giàn RP3 vào vận hành đúng tiến độ dự án. Hiệu quả kinh tế thu được sau năm đầu tiên áp dụng ước tính là 36.000 USD.

     -                      Sáng kiến số 2661/VSP (năm 2018): Gia công chế tạo giá đỡ động cơ Turbine C40/C50. Sáng kiến mang lại nhiều lợi ích thiết thực: giảm thời gian mỗi lần dừng đại tu GTG, GTC-A/B (sớm 2.5 ngày so với kế hoạch của VSP), góp phần giảm chi phí nhân công (Giảm 75% - chỉ cần 1 người tháo lắp giá đỡ động cơ so với 4 người để di chuyển xe chuyên dụng của Solar), tăng lượng khí thu gom, giảm phần khí đốt bỏ. Hiệu quả kinh tế thu được sau năm đầu tiên áp dụng ước tính là 408.467 USD. 


   Hình ảnh CBCNV Giàn nén rồng tham gia nghiên cứu khoa học, SKSC, Cải tiến kỹ thuật 

   Với những thành quả đã đạt được cùng những lợi ích kinh tế thiết thực của hoạt động SKSC & KHCN, GNR đã chứng minh được vai trò cần thiết của những sáng tạo kỹ thuật trong hoạt động sản xuất, vận hành các giàn nén khí. Tin rằng, bằng nhiệt huyết, sức trẻ, tập thể GNR sẽ tiếp tục có thêm nhiều sáng kiến ứng dụng trong thực tiễn để nâng cao hiệu quả sản xuất & mang lại nhiều lợi ích kinh tế thiết thực.

​   Một số hình ảnh khác:




Bài viết & hình ảnh; tập thể GNR


Tin nổi bật