tin tức - sự kiện

XỬ LÝ SỰ CỐ TRONG MÙA GIÓ CHƯỚNG

1/26/2016 4:54:36 PM

Mùa gió chướng (hay còn gọi là gió mùa Đông-Bắc) thường bắt đầu từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau. Hướng gió từ Đông đến Đông Bắc tốc độ khoảng 6-7m/s, lúc mạnh có thể lên tới 11-17 m/s tại các tỉnh miền Nam ở đất liền còn ở ngoài biển thì mạnh hơn gấp nhiều lần.


Việc của ngư dân thì họ chủ động nghỉ trong mùa gió chướng, còn những người thợ khai thác “ vàng đen” thì vẫn phải miệt mài với công việc của mình không quãng mùa mưa nắng hay gió bão. Ai đi biển thì cũng đã từng trải nghiệm những cảm giác “ thích thú” trong mùa gió chướng này, sóng biển vô cùng cao gây ra cảm giác rung lắc giàn như đang có động đất 4,789 độ richter, khi di chuyển trên cầu dẫn thì giống như diễn viên xiếc luôn đi nghiêng một góc 750 so với mặt cầu hướng về ngược chiều gió thổi, tay vịn chặt vào thành lan can, dừng tất cả các công việc trên cao, hạn chế ra ngoài khu vực có gió trực tiếp, thời tiết se lạnh do khí hậu lạnh của miền bắc tăng cường, các chuyến bay thường xuyên bị hủy.

Với những khó khăn mà người làm việc trên các công trình biển phải chấp nhận như thế, để thu gom từng m3 dầu thu lại lợi ích cho nền kinh tế Việt Nam. Nhưng khi giàn gặp sự cố thì mọi người đều tự giác hoàn thành những công việc của mình dưới sự giám sát về mặt an toàn của kỹ sư an toàn giàn và an toàn vùng (của TTAT) hiện có trên giàn.

Đúng 04h50 ngày 25-01-2016, máy nén khí thấp áp BCP bị sự cố do bị nứt mối hàn tại nơi kết nối thiết bị đo nhiệt độ (temperature transmitter- TT-803). Theo dự báo thời tiết của VSP ngày 25-01-2016, thời tiết mỏ Rồng vô cùng phức tạp tốc độ gió cao nhất lên đến 21 m/s ( gió giật 29 m/s),  biên độ sống dao động đến 9 m và toàn bộ chuyên bay trên mỏ Rồng đã bị hủy. Lãnh đạo giàn tiến hành họp và đề xuất phương án xử lý sự cố với công tác an toàn được đặt lên hàng đầu khi tốc độ gió vô cùng lớn. Các bộ phận tiến hành lập giấy phép, phân tích an toàn (JSA) công việc mà mỗi nhóm thực hiện như: xả hết nhớt trong hệ thống vào thùng phuy chứa, tích và thổi (purge) N2 đến khi nồng độ LEL < 2%, đeo dây an toàn và lắp giàn giáo khi đặt mặt chặn trên cao, trang bị đầy đủ dụng cụ BHLĐ, PCCC, trực chữa cháy khi hàn lại vết nứt, tiến hành leaktest bằng N2 để kiểm tra hệ thống,…

Với sự nỗ lực hết mình của CBCNV giàn nén khí Rồng, từng nhóm phải thay phiên nhau ăn cơm trưa để kịp hoàn thành công việc bất chấp tốc độ gió lớn có thể gây cảm lạnh cho mỗi thành viên. Kỹ sư an toàn & an toàn vùng (TTAT) đã giám sát cộng việc chặt chẻ, đưa ra các biện pháp an toàn trong quá trình thực hiện công việc khi gió lớn…. Đáp lại sự cống hiến của CBCNV, công việc xử lý vết nứt đã hoàn thành một cách an toàn trước thời gian dự kiến ban đầu và đưa máy nén khí thấp áp BCP vào vận hành đóng góp từng m3 khí vào sự nghiệp chung của VSP.

j1.jpg

Hình 01: Ngày 25-01-2016, tốc độ & độ giật của gió là lớn nhất (Nguồn: Dự báo thời tiết VSP)

j2.jpg
Hình 02: Ngày 25-01-2016, Biên độ dao động sống lớn nhất (Nguồn: Dự báo thời tiết VSP)

j3.jpg
Hình 03: Phải đi nghiêng 1 góc 750 so với mặt cầu dẫn vì gió quá to

j4.jpg
Hình 04: Sóng biển đánh bạc đầu vào chân đế RP3

j5.jpgj6.jpg
       Hình 05: Nứt mối hàn tại TT-803                             Hình 06: Mối hàn đã được xử lý

j8.jpg

Hình 07: Đặt mặt chặn , cô lập toàn hệ thống BCP

j9.jpg

Hình 08: Bơm nhớt bổ sung vào bình V-802, chuẩn bị khởi động BCP.

                               Bài viết & Hình ảnh: Nguyễn Hoàng Nam & Nguyễn Tất Thành

                                   

Tin nổi bật